Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

HUYỀN CÔNG LA PHÙ SƠN


HUYỀN CÔNG LA PHÙ SƠN


 Huyền công xuất xứ từ ngọn La Phù Sơn bên Trung Hoa, là một trong những dãy núi danh tiếng của khu vực lưỡng Quảng. Không những chỉ nổi bật đơn thuần với vẻ danh lam, La Phù Sơn còn được biết tới nhờ có những ngôi cổ tự ẩn chứa nhiều học thuật thất truyền lâu nay từ thời chống nhà Mãn Thanh với nhiều vị chân tu đắc pháp cố gìn giữ lưu truyền đến thế hệ sau. Do một cơ duyên riêng biệt, một người Việt Nam thuở thiếu thời được dung nạp thâu nhận trong hàng xuất gia đệ tử có pháp hiệu là Nam Hải Chân Nhân để lại sau lưng một bầu trời nam với cái tên húy Nguyễn Mạnh Đức. Đó là câu chuyện của gần 100 năm trước. Sau do thế sự nhiểu nhương loạn lạc, Người khăn gói về cố hương, đem theo mình một trời tâm đắc học thuật, không màng danh lợi tìm chốn ẩn tu, lúc rảnh rổi thì truyền dạy quanh quẩn con cháu trong nhà. Một trong các tuyệt kỷ căn bản để làm điểm tựa của sức bật toàn thân là Hồng Quyền trước khi vươn đến bất kỳ một học thuật nào khác cao hơn. Tưởng cũng nên có đôi lời thông qua để chúng ta không khỏi có những ngộ nhận với một môn phái khác cũng có tên là Hồng Gia (HUNG-GOR…HUNG FIST  v.v..) với danh xưng rỏ ràng tôn sư trọng đạo là Thiếu Lâm Hồng Gia Quyền do danh sư Hồng Hy Quan khai môn và rạng danh quyền pháp Thiếu Lâm.

 Hồng quyền La Phù Sơn là đường lối dị biệt luyện tập của trường phái đạo gia tu tiên chuyên luyện Huyền công làm căn cơ bản. Đó chính là Hồng quyền 36 đơn thức hay còn gọi là Huyền công chủ về sự tập luyện toàn bộ các cơ gân thượng tiêu phối hợp với yêu bộ vùng trung tiêu và cach khóa bộ tấn vùng hạ tiêu

-Khác với ngoại gia công phu thuộc các môn phái chú trọng vào luyện tập các cơ bắp nở nang, bàn tay chủ về công phá ngạnh công, quyền pháp hung hãn mãnh liệt, cước thoái nhất chiêu đoạt mạng, thân luyện Thiết Bố Sam hay Kim Chung Tráo, có một sức chịu đòn rất cao do sự gồng co các cơ bắp thật chặt.
-Khác với nội gia Khí công chuyên xử dụng âm kình hoặc dụng Lực trả Lực nhờ phối hợp xử dụng thân pháp toàn thân như Du Long của Vỏ Đang phái hay các niêm bộ của Vỉnh Xuân quyền...v.v....

    Huyền công của La Phù Sơn  từ thấp đến cao tập luyện vượt qua sự ràng buột hạn hẹp của các cơ gân nơi nhân thể bình thường, từ đó có thể thâm nhập sâu hơn vào nhiều đường lối võ thuật, tạo riêng cho mình một tuyệt kỷ võ nghệ hoặc vững vàng thăng hoa thân tâm hướng về võ đạo.

    Những đơn thế đầu tiên căn bản của HCLPS thoạt nhìn rất bình thường nhưng hàm chứa những ảo diệu dụng về sau chỉ khi một môn sinh đã thành đạt và liễu ngộ.

Là vì sao? Là vì họ không những chỉ tôi luyện riêng một chiêu thức mà còn khai phá tự thân mình một lối đi, một đường đi của gân. Máu trong lộ trình chu lưu bao lâu từ gân đã tải Oxy về nuôi dưởng xương cốt, đã tạo và tụ lượng Calcium và Phosphoric cần thiết cho xương cốt phát triển rắn chắc.
Cương Nhu của Huyền công là vậy,là sự mềm mại, uyển chuyển, nhanh lẹ, chính xác kèm theo một lực lượng hùng hậu tùy nghi xử dụng.
    36 đơn thức của Huyền công là sự khai phá 12 đường kinh mạch châu thân thông qua sự tương tác với gân nơi bả vai và ngực.
Khai: là mở đường cho huyết tẩu tán
Phá: là dẹp tan đi các trì uất chướng để Khí có nơi tụ.

    Sau giai đoạn đầu tập Huyền Công giúp cho sự vận chuyển của gân có được sự co giãn khả quan vượt mức nhân thể bình thường, những đường kinh mạch đã dần khai chuyển. Chúng ta đã tự tạo cho mình một lực lượng đáng kể, một lực lượng “vốn liếng” hùng hậu, bước kế tiếp chúng ta sẽ làm gì với lực lượng đó? Hay là để hụt hẩng tiêu hao mất dần nếu không còn luyện tập…  Huyền Công LPS thoát xác vương lên với phương pháp tụ lực thành một khối Khí trong đan điến. Nghe qua hời hợt thì thấy dể vậy, sự tập luyện mới quả thật là chông gai.

Biết bao võ phái và võ sinh đã bị dừng lại tại giai đoạn này vì có chút nhầm lẩn trong sự luyện khí. Đại đa số quan niệm răng: “Nín thở, dồn hơi xuống bụng, gồng cứng, vung quyền chưởng” là phương pháp tập Khí Công.
Thật ra, nếu đơn giản như vậy, ai cũng đã có thể luyện thành và Nội Công hay Khí Công từ lâu không còn là bộ môn bí truyền.
Khởi đầu từ huyệt Đan Điền là một trong những Linh huyệt tối quan trọng và tối mẩn cảm, chúng ta thử đặt 3 ngón tay ngang ngay dưới rún. Đó là phạm trù hoạt động của nguyên một khu vực gọi chung là Khí Hải (Bể khí) cứ mổi quan tiết trên ba ngón tay đi xuống là một tiểu linh huyệt khác nhau, mà ngón giữa mới đúng là vị trí của đan điền huyệt hay vì vậy còn gọi là Trung Đan Điền.

 Khí công nếu tập không đúng phép, nhất là với các phương pháp điều dẩn bức bách thường hay đưa khí nghịch xung vào Thượng đan điền hay đẩy khí hảm vào Hạ đan điền.
Thượng đan điền là nơi nhạy cảm với thần kinh trung ương chi phối thất tình chí trong ta. Khi có điều gì phiền muộn, buồn bực, uất ức; hơi thở chúng ta thường rất ngắn, vội vả, gấp gáp do nộ khí trong ta xung lên, Những lúc đó, người Việt mình hay nói: “tôi tức quá, tức quá”. 

Tức tiếng Hán có nghĩa là hơi thở. Phép điều tức là phép điều hòa hơi thở theo một đường lối nào. Thiền sổ tức là một pháp Thiền đếm hơi thở mà chính bản thân Đức Phật dùng tham thiền dưới cội bồ đề khi xưa.
Khi nói tôi tức quá có nghĩa là giai đoạn gây rối loạn và xung lên vì một lý do ngoại cảnh  nào tác động lên làn hơi thở trong ta và biến tánh nó thành Hỏa.  Người Tàu có cùng một quan niệm trên tuy lúc đó họ không nói là: “tôi tức quá” mà lại nói: “ngộ phát Phổ” nghĩa là “tôi phát Hỏa”. Những lúc như vậy, người ngoài thường khuyên ta hít hơi chậm lại và lắng động thật sâu để dẩn các luồng nghịch tức xuống các huyệt bên dưới để di dưỡng lại luồng thanh khí.

Người miền nam VN thật thà thường nói: “ tôi vui cái bụng…bụng dạ người đó hẹp hòi…cái bụng tôi yên…”, Người bắc chử nghĩa cũng nói: “Dạ vâng(bụng tôi xin nghe)…xin anh vui lòng…con nợn nòng…


Chúng tôi dẩn chứng dài dòng là để các bạn nhận thấy được mật thiết liên quan của sự hoạt động vô hình giữa thượng đan điền và ảnh hưởng của nó trực tiếp đến những cảm xúc trong ta, nhất là tác hại hiện thực khi ta dẩn một lực lượng khí vào quấy nhiểu và khích động nếu luyện tập không đúng phép. Sao gọi là luyện không đúng phép? HCLPS thuộc về Đạo gia nên nghiên cứu thâm nhập phép Dưỡng sinh hợp với tác động thiên nhiên và nhận thức ra tầm quan trọng của Dương Khí Quang Khí vào buổi ban ngày. Nếu miển cưỡng tập mãi vào ban đêm, khí bị khuấy động thành hoả và quay ngược thiêu đốt phần âm trong ta. Âm chủ về Tinh, Huyết, và các chất Dịch trong người. Âm nếu cạn kiệt không thể hổ trợ cho luồng thanh khí nên dần biến thành trọc hỏa kích động không ngừng Can Mộc. Hiện tượng các võ sinh sau một thời gian tập luyện thấy khí huyết phương cương, nóng nảy, thích đấu đá tranh chấp, thích thử vài miếng thường thấy khắp ngoài đời. Khi về đến nhà lại hay bực tức nóng giận la hét vô cớ vô lý không tự kềm chế xảy ra cũng do sự luyện khí không đúng phép loạn động đến thượng đan điền.
 Các điều kiện sau đây được khuyên là nên tránh:
-Nín thở dồn hơi thật sâu và lâu.
-Lao sức quá đáng
-Ngoại cảnh thất tình chi phối buộc luyện tập
-Nhọc mệt kiệt sức vẩn ráng luyện tập
-Mang nội ngoại thương tích còn ráng luyện tập v.v…
-Tập luyện vào buổi chiều tối

    Tai hại khi tập luyện không đúng ảnh hưởng đến thượng đan diền là như thế, nhưng vẫn không đáng ngại bằng sự dẩn khí xuống hạ đan điền. Huyệt hạ đan diền chủ về sinh khí hạ thân, chi phối khu vực Nê Hoàn Cung trung ương trên đầu. Tinh (hoạt động khí hóa của hạ đan điền) hóa Khí (nơi trung đan điền), Khí hóa Thần (ảnh hưởng hạ đan điền trên cung Nê Hoàn).
Cho nên ngoài công năng tác động sinh hóa trong người, hạ đan điền còn giữ những chức năng tác động cao về tâm thần và tâm linh.
Cụm từ Tẩu Hỏa Nhập Ma ta thường nghe do Tinh sau khi đã hóa Khí, nhưng Khí lạc đường biến thành Hỏa không thể hóa thành Thần là nói đến chướng ngại này thường chỉ xảy ra ở các vỏ sư trình độ cao cấp vướng phải trong khi các võ sinh nhập môn lại kẹt ở thượng đan điền.

 Chúng ta có thể nhìn thấy một số nguyên nhân:
-Do sự cấp bách luyện tập quá độ ngày và đêm
-Do thiếu sót không luyện tập Thiền Định
-Do khí lực xung mãn hít vào giam hảm hơi quá sâu
-Do thất tình lục dục chi phối khi Danh đã cao
-Do khi lên trình độ cao, không tìm được chân pháp và Minh Sư
   
    Luồng khí lực lúc đó bị đẩy sâu xuống hạ đan điền khiến sau một thời gian Tinh Khí Hạ Thân bị bức bách mà tự xuất hoặc bị thiêu cạn. Khí biến thành Tướng Hỏa bốc lớn đốt mờ cung Nê Hoàn…có người biến thành rồ dại phóng cuồng. có người tự xưng tự phong các chức vụ Thượng Đế Thần Tiên, có người mất cả lương tri tán tận lương tâm. Tuy vậy, trong giai đoạn đó, không ai có thể chối cải được sức lực kinh hồn với những khả năng vô biên vô song của họ. Nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn sau khi sinh lực chóng cạn kiệt, trí óc thêm mơ hồ, các nhân vật đó trở nên gần như tàn phế cả về thể lực lẩn tâm linh. Đời khinh ta, ta giở giọng khinh đời.

    Huyền công LPS một khi đã luyện vượt qua được giới hạn đầu tiên là gân cốt, bước kế tiếp như đã dẩn ở trên với vốn liếng nguyên khối kình lực (Đạo), chúng ta tôi luyện, làm quen, nhập tâm kình độ đó (Đức)
bắng các lối: Tụ kình, Vận kình, Phát kình, Phẩy kình, Phất kình, Thính kình, Triệt kình. Tán kình v.v… qua phương pháp di dưỡng Khí ở Trung Đan Điền. Chính tự đó, Khí mới chu lưu một vòng hiệp với Nhâm và Đốc mạch thành một lực lượng tuần hoàn như một nguồn cung cấp nhiên liệu vô hạn không ngừng để xử kình theo ý muốn (Dụng).

    Tập luyện Khí không phải là sự ém hơi để tức khắc (trong một làn hơi) biến thành khí lực, mà là sự di dưỡng nuôi dưỡng khí bằng phương pháp Tiên Thiên Khí Công tại Trung Đan Điền như là một cái vốn (Đạo) để sau đó dần sinh lợi tức cao (Đức) và làm gì với lợi tức đó là sự biến chiêu của các môn phái võ thuật (Dụng).

    Tóm lại, Huyền công LPS chú trọng ở cung cách tập luyện hơn là ở chiêu số hoặc phân thế song đấu luyện…Luyện tập vào buổi sáng, khai mở các cơ gân, an ổn tình chí, kiên trì từng bước vững chắc cùng với khoảng thời gian lâu dài.

Công: là sức lực bỏ ra để làm một việc gì.
Phu: là thời gian trải dài theo Công.
Vậy Công phu – Kung Fu không nên hiểu theo một chiều hướng hạn hẹp như là một đường lối hay một vỏ phái đấm đá mà nên được hiểu là sự thành đạt ấn chứng bởi thời gian và công sức.

Luyện võ  không luyện công, về già cũng như không, được xem như là câu nói nằm lòng của những buổi đứng tấn hoặc trong những thao tác quen thuộc lập lại để các môn sinh luôn tự nhắc nhở mình tinh tấn thêm.


    Huyền Công LPS mang ẩn nghĩa chữ Huyền là vì vậy. Huyền chi hựu Huyền. Vì sao đã Huyền rồi lại trở về Huyền? 36 đơn thức ở giai đoạn đầu là sự khai mở các cân kinh, ở giai đoạn giữa có khác đi một ít tiểu tiết trong chiêu thức để dẫn khí nuôi dưỡng nơi Trung Đan Điền và ở giai đoạn sau cuối là phát kình xử dụng. Tuy cùng là một chiêu thức nhưng mỗi giai đoạn có khác nhau đôi chút về nội dung lẩn hình thức. Do vậy, ít nhiều môn sinh khắp nơi tỏ ra hoang mang vì một vài dị biệt, chẳng qua là do căn cơ và sự luyện tập ở mỗi giai đoạn có khác. Đúng Sai Phải Trái chỉ là móc thời gian.

    Huyền Công tập mãi còn tập mãi, được ứng dụng luyện tập suốt đời từ là bước đầu căn bản của võ thuật đến giai đoạn cao của tâm pháp dưỡng sinh
Lúc trước, khi còn là cậu bé con tầm thường, tôi nhìn thấy núi là núi,  thấy sông là sông là sông…Lớn lên một đổi, bắt đầu tập tểnh với những Thiền Pháp cao sâu, những Tiên Đạo vời vợi, đôi khi tưởng thấy mình như phi thường, cũng lắm lúc hơi bất thường tưởng chừng có thể lấp núi dời sông, tôi nhìn thấy núi không còn là núi, thấy sông không còn là sông…đến lúc tuổi già (cụ ngoại tôi thường nói: Tuổi không phải là khoảng thời gian con sống, mà là khoảng không gian con trầm mình), tâm hồn tàn thu đã nhiều bận nhuộn màu quan san, ơ hay, nhìn lại mới thấy sông vẫn chỉ là sông, thấy núi vẫn chỉ là núi…Mừng quá rủ sạch bụi sông hồ đứng hét to: ta bình thường rồi, bình thường rồi. (có lẽ cũng chưa lắm)


    Huyền công LPS nếu nghiêm chỉnh luyện tập để đạt đến thành quả rõ rệt của từng giai đoạn một, củng phải trải qua từ sáu đến chín năm theo ước tính mỗi “tầng” mất khoảng hai hoặc ba năm khổ luyện. Một chử khổ đặt xuống đây đã lược bớt giùm ngòi viết một trang dài chi tiết. Các nhập môn sinh không khỏi thắc mắc về thời gian luyện Huyền công và dễ ngã lòng nếu so với các vỏ phái danh tiếng khác chỉ trong vòng ba năm đã đạt được đẳng cấp Huyền đai cùng với thân thủ quyền cước tung hoành tứ phương vô ngại.  Một đàng là tập mãi vẩn còn mãi, một đàng là cấp công cận lợi mau thành tài. Không khó khăn lắm để chọn lựa. 

    Thật ra, chúng ta nên tìm hiểu thêm về chi tiết này trước khi chọn cho mình một hướng đi, một môn phái và một pháp thích hợp luyện tập.

 Do Duyên phận khác nhau nên đưa đến kết Quả khác nhau tuy có cùng một nguyên Nhân khởi đầu. Thoạt tiên, tuy các phái đều lấy võ là chính để luyện công, nhưng một số chủ trương luyện rốt ráo các kỷ thuật để biến võ thuật bản phái trở thành một tuyệt kỷ riêng của mình được ấn chứng qua các kỳ thi lên đai hoặc thượng đài tỷ đấu rạng danh sư môn, rạng rỡ danh mình. (phải chăng vì khí huyết bôn đồn ở thượng đan điền?)
 Võ công luyện  + võ thuật truyền:   trở thành   võ nghệ riêng  trong một thời gian ngắn có thể thắng người.

Còn lại một số cũng bước đầu lấy võ luyện công, nhưng dần khai và thông các luồng khí châu thân, di dưởng Thần khí thần thức, một sát na hoát nhiên thấu ngộ lẽ huyền vi cuộc đời, bước nhẹ thênh thang trên võ đạo sau khi đã thắng xong kẻ thù lớn nhất: tự chính bản ngã.

Võ công luyện + Tâm pháp Khí công:   thăng hoa trên võ đạo sau một thời gian dài tự thắng mình.

Sau nhiều năm còn sống sót ngoài đời, tôi chiêm nghiệm về cái lý lẽ biển lớn vi tang điền của cuộc đời này và nhận ra rằng có quá nhiều cao thủ một thời đến một ngày nào đó bổng khai tử tên tuổi lẩy lừng bao năm qua và âm thầm khai sinh một pháp danh mới lần tìm đến võ đạo. Chừng như tôi chưa nghe và biết qua một bậc môn sinh chân chính võ đạo lại ồn ào quảng bá và quảng cáo nền võ nghệ riêng mình. Võ đạo ở đây được hiểu là dụng võ để mở cánh cửa huyền vi của tạo hóa chứ không mang nghĩa hạn hẹp như là một đường lối dâng hết đời mình say mê và chỉ nghiên cứu mõi mòn về võ công thượng thặng như ta thường nghe các từ Hoa đạo, Trà đạo, Kiếm đạo v.v…

Mặt trời ló dạng ở hướng đông và ngã lặng về tây quyện khơi bao kỳ diệu của chư Pháp. Chừng như dưới ánh quang minh rực rỡ của vùng viễn đông, nhìn đâu cũng là Pháp để luyện, luyện hiển, luyện mật…bất cứ một dị nhân nào đều có thể là một kỳ nhân, một chân nhân. Luyện võ cũng vậy, đều là một trong chư pháp hành trạng nhân giả, có những bước rõ rệt của một lộ trình dài không bóng thời gian.

Nam Hải Huyền Môn ngày nay tuy mới góp mặt trong làng võ lâm, như ánh sáng đom đóm lóe lên trong đêm trăng tỏ, cũng chỉ là cái chí muốn tìm về hòa nhập với vạn ngàn những ánh quang khác tấu tiết vũ khúc trở về đại thể.

Nói gì đến Nguyệt-Nhật-Tinh-Minh

TỈNH NGẠN TIÊN SINH
HUỲNH BÁ HINH


                                  


                                                                             




                                                                                                                                                                                                                                                                         




Sư Tổ NGUYỄN MẠNH ĐỨC




Chưởng Môn Nhân Nguyễn Mạnh Đức

Hà Nội, một buổi sáng mùa xuân, tiết trời hãy còn lạnh lắm...Bên trong một trang trại khá đồ sộ, ngăn nắp, người lui tới hoạt động, nhưng nếu có ai lưu ý sẽ thấy rằng họ rất khẩn trương, thiếu vắng tiếng nói, giọng cười...
Chuyện gì đã và đang hay sắp xảy đến cho trang trại này...
Một Hán tử trung niên, liếc nhìn đứa trẻ đang nằm trong
chiếc quan tài nhỏ, chờ chết.....Đứa bé hé mở mắt nhìn ông như van xin, như cầu cứu... Phải chăng cái hé mở mắt này đã làm chạnh lòng vị Hán tử trung niên? Ông nhẹ nhàng cầm lấy tay đứa bé, nhìn những lằn chỉ trong lòng bàn tay, rồi hai bàn tay, rồi ông đưa tay ra chẩn mạch, ông trầm ngâm, ưu tư, nhìn vào gương mặt gầy gò, bệnh hoạn của đứa bé...Đoạn ông đứng dậy, đến bên cổng gọi người kêu cửa...Sau khi ông ngỏ ý với một lão gia nhân...khoảng 10 phút sau, đi ra với lão gia nhân lúc này là một thiếu phụ trang nhã, với nét mặt đầy âu lo, ôn tồn chào người khách lạ và thiếu phụ cho biết, bà là thân mẫu của đứa bé và cũng là chủ của trang trại này...Không để phí một chút thời giờ nào, Hán tử cho biết ngay ý định, xin nhận đứa trẻ này, may ra nếu còn sống sẽ là dưỡng tử của ông. Gần như muốn tranh chạy với thời gian, đưa tay vào bọc hành trang lấy mấy mủi kim, châm vào huyệt đản trung, kiên tỉnh rồi bỏ đứa bé vào trước ngực của mình, đoạn vội vã cất bước trước sự ngỡ ngàng nín lặng của thiếu phụ và gia nhân...Hán tử quay lại nói: "3 năm sau lên núi La Phù, xem sự sống chết của đứa trẻ ra sao".
Thiếu phụ đứng lặng nhìn Hán tử ôm đứa bé đi xa dần trong đôi mắt mờ ngấn lệ, dòng lệ thương đau của người từ mẫu, lòng bà đứt từng đoạn ruột...
Đứa bé trai này là đứa con đầu lòng của bà. Đứa bé ra đời trong gia đình dòng dõi trâm anh thế phiệt, thọ bẩm khí tiên thiên của cha mẹ nên rất thông tư đỉnh ngộ, nhưng sau khi tròn một tuổi cậu bé ngã bịnh mà hơn một năm rồi bao nhiêu danh y, thuốc nam, thuốc bắc, thuốc tây đều bó tay và không sao tìm ra căn bệnh, dù cho trang chủ hết lòng chạy chữa...mà bịnh của cậu ngày càng nặng, thân thể khô kiệt, chỉ còn da bọc xương chờ chết...
Sau khi châm mấy mủi kim vàng vào thân thể cậu bé, Hán tử bồng cậu đi hướng về phố chợ. Hai tay ông ấn vào huyệt đại chùy và đan điền, truyền nội lực chân khí vào cho cậu bé...Bước vào một tiệm thuốc Bắc, ông nói chuyện với người tài chủ, người tài chủ lấy trao cho ông mấy lát sâm, ông nhét vào miệng đứa trẻ, còn một ít và mấy món thuốc khác gói lại trao cho ông. Sau khi thanh toán tiền nong ông vội vã bế câu bé ra đi...
Ban nảy ông nói tiếng Hoa! Ông là người Hoa? Chắc là vậy, vì ông nói núi La Phù, mà núi này thuộc tỉnh Quãng Đông, Trung Hoa, và từ Hà Nội đi về núi này cũng không phải gần. Thường thì đi theo ngã Hải Phòng - lên Móng Cái, qua biên giới Việt-Hoa rồi lên núi. Miền Bắc Việt Nam bây giờ là xứ bảo hộ của Pháp, nên những người Việt Nam yêu nước nổi lên chống lại khắp nơi...cho nên cũng không được an ninh lắm...
Suốt mấy ngày đêm ròng rã, Hán tử luôn ôm đứa bé trong lòng để truyền nội lực của ông vào người nó - và ông ôm nó liên tục sáu tháng trời trong thời gian chữa trị cho nó...Đó là lời các vị sư huynh của cậu bé thuật lại sau này.
Ba năm sau, vào mùa xuân, cây cỏ xanh tươi trăm hoa nở thắm, trên con đường đất lên núi La Phù người ta thấy thiếu phụ năm xưa cùng với hai người tùy tùng đang dấn bước. Họ bước nhanh hơn những người thường và hình như không chú ý gì đến phong cảnh đẹp đẽ của mùa xuân và vẻ hùng vĩ của núi đồi...Chắc là ba năm đợi chờ, tình mẫu tử đã làm cho bà phập phồng nôn nóng. Chuyến đăng sơn này, ba nuôi nhiều hy vọng. Bà hy vọng là các bậc chân nhân trên núi có thể cứu tử con bà...Bà đặt rất nhiều hy vọng vào các bậc thần tiên này...Miên man với các ý nghĩ về đứa con yêu quý bà quên chuyện trò với hai người đồng hành và đến đại sãnh từ lúc nào bà không biết...phải làm sao tìm vị Hán tử? Lúc ra đi, ông chỉ nói lên núi La Phù! Bà cũng quên hỏi tên của vị Hán tử hay chỗ cư ngụ. Bây giờ đông người, nhiều chỗ, bà ngần ngại một chút, rồi tìm một vị mặc áo đạo sĩ hỏi thăm tin tức về vị Hán tử và đứa bé ba năm về trước...
Sau một lúc chờ đợi, bà đứng lên chào vị Hán tử trung niên và chạy đến ôm chầm đứa trẻ...Lạ lùng thay tình mẫu tử...thắm thiết thay cảnh mẹ con, cậu bé bây giờ đã mạnh khỏe, lớn hơn xưa nhiều, nhưng bà vẫn nhận ra, còn cậu thì không biết được bà nhưng sợi dây ruột thịt thiêng liêng đã làm cậu cảm nhận được...
Trong những phút dây mừng mừng tủi tủi bà ngắm nghía cậu từ đầu đến chân, với đôi mắt đầy ngấn lệ vì xúc động, bà quay sang vị Hán tử như tỏ lời tạ ơn chân thành nhất vì không có lời nói hay bút mực nào có thể diễn đạt được sự sung sướng và lòng biết ơn của bà.
Từ đó, hàng năm bà đến thăm con và cúng dường công đức, và cậu bé ở lại núi rèn văn, luyện võ...

Văn đã khởi phụng đằng giao
Võ thêm ba lược sáu thao ai bì.
(Lục Vân Tiên)

Cung một mùa xuân 18 năm sau, trong lúc tiễn mẹ ra về, chàng thanh niên chạy theo...Người sư phụ nhìn theo người học trò yêu mà lắc đầu...Hơn 20 năm tu luyện trên sơn động, mà lòng chàng cũng chưa dứt được căn duyên... và từ đó, hàng năm chàng được phép theo mẹ về quê ba tháng, học tiếng Việt. Rồi sau đó, chàng xin phép thầy sang Pháp du học. Tốt nghiệp kỹ sư công chánh.
Để kết luận cho bài viết này - xin giới thiệu với quý vị...
Người Hán tử trung niên là chưởng môn của Thánh Địa La Phù Sơn.
Đứa bé ấy là cháu 4 đời của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến, và là người khai sáng Hồng Gia Việt Nam. Hiệu là Nam Hải Chân Nhân. Tên Nguyễn Mạnh Đức.













Tiểu sử HỒNG QUYỀN


TIỂU SỬ HỒNG QUYỀN
Hồng quyền là thể loại quyền thuật dẫn đầu ở Thiểm tây, nơi xuất hiện 3 nhánh được mang nét đặc trưng bởi Đồng Xuyên Quan và Đại Sơn Quan – Hồng quyền Đông Thiểm tây, Hồng quyền Trung Thiểm tây, Hồng quyền Tây Thiểm tây. Người ta cho rằng nhiều môn phái  võ thuật ở Thiểm tây được xuất thân từ Hồng quyền Trung Thiểm tây
Hồng quyền có sức sống mạnh ở Thiểm tây nhờ vào nền văn minh lãnh thổ và nhân văn có một không hai trong vùng. Nguồn gốc của Hồng quyền có thể được tìm thấy ở triều đại nhà Chau và nhà Tan. Trong thời Tây Chau, “điệu nhảy wushu” và “đấu vật” khá phổ biến. Trong thời Tan, “đấu tay không” và “múa gươm” trở thành nổi tiếng ở Sanfu (trung tâm Thiểm tây hiện nay), nhất là ở vùng quanh Trường An.Khi đó những học viên wushu có thể đấu võ với nhau để nâng cao kỹ năng.
Theo những ghi chép lịch sử của Sima Qian, trong một tiệc chiêu đãi của Yingzheng, Hoàng đế Qinshihuang, để kỷ niệm chiến thắng, quân lính của ông đã nhảy múa theo điệu vỗ để thêm vui nhộn. Điệu nhảy rất hay, giống như kỹ thuật “nổ” và “10 tiếng lớn” trong Hồng quyền.
Điệu nhảy được dân gian ủng hộ khi nói về Hồng quyền – “đánh vào da như đánh trống”. những động tác của Hồng quyền được gọi là “thế tay của Hoàng đế Tang” và “đấu vật” ở thời nhà Tang, khi có nhiều người tập kỹ năng, trong đó có nhà văn Li Bai, người đã từng nhận rằng ông đam mê múa kiếm từ năm 15 tuổi.Ngoài ra, Thiểm tây còn là quê nhà của các vị tướng nổi tiếng của Hoàng đế Tang như Guo Ziyi và Xue Rengui.
Hồng quyền không thể phát triển bùng nổ khi không có sự ủng hộ nhiệt tình của thường dân. Trước nhũng năm 60 và 70, hầu hết những người học võ ở những vùng nông thôn và thành thị đã luyện tập Hồng quyền. Võ sinh có thể tìm thấy trong tất cả các làng mạc. Những thầy dạy Hồng quyền lại kết hợp võ thuật với nghi lễ hiến tế và hát Thiểm tây, tạo nên một hoạt động chính cho thể lực và giải trí ở  nông thôn và thành thị Thiểm tây
Zhao Kuangyin và Hồng quyền
Trong Hồng quyền của miền trung tâm Thiểm tây ngày nay, có một phong cách gọi là “Taizu Red”, nguồn gốc của nó từ Zhao Kuangyin, Hoàng đế Taizu của triều đại nhà Song
Sau khi 5 triều đại kết thúc, Zhao Kuangyin đã thoái triều trước khi đến trung tâm Thiểm tây bằng con đường băng qua phía đông của vùng. Vào một ngày, ông đã gặp một võ sư tên là Chen Chuan, khi đi du lịch ở núi Huashan. Họ đã chơi cờ ở trên đỉnh ngọn phía đông, thỏa thuận rằng người chiến thắng sẽ lấy núi Huashan. Zhao Kuangyin đã thua cuộc và giao núi Huashan cho Chen Chuan, võ sư đã cởi áo và thực hiện vài thế võ chứa đựng nhiều kỹ thuật mới và nội công có được từ sự tập luyện lâu năm. Sau khi coi xong, Zhao Kuangyin ngưỡng mộ Chen vì những tuyệt kỹ võ thuật và đã xin được học võ. Từ đó Zhao Kuangyin bắt đầu học võ từ sư phụ Chen
trên đỉnh ngọn phía đông trước khi mặt trời mọc mỗi ngày. Với những siêng năng nổ lực, cuối cùng ông cũng lĩnh hội được môn võ thuật.
Sau đó, Zhao Kuangyin trở thành người sáng lập triều đại Bắc Song, và thời gian sau đổi tên “ Hồng quyền của miền trung Thiểm tây” thành “hồng quyền Taizu”. Môn võ được truyền tới ngày hôm nay.

Nguồn gốc:Tìm được  bài này trên  web của Nam Hải Huyền Môn sưu tập từ một web khảo cứu về văn hoá và lịch sử Trung hoa, được Thạc sĩ-Bác sĩ Hồ Tân Tân dịch thuật từ Anh ngữ sang Việt ngữ.
Chú thích:
-          Wushu: Võ thuật
-          Tan: nhà Đường
-          Sima Qian: Tư Mã Thiên
-          Yingzheng: Doanh Chính
-          Qinshihuang: Tần Thuỷ Hoàng
-          Li Bai: Lý Bạch (Thời đó Lý Bạch ngoài danh hiệu là Thi Tiên còn có thêm danh hiệu là Kiếm tiên)
-          Guo Ziyii : Quách Tử Nghi
-          Xue Rengui: Tiết Nhơn Quý
-          Zhao Kuangyin:Triệu Khuông Dẫn
-          Taizu Red: Hồng Thái Tổ
-          Nhà Song: Nhà Tống
-          Chen Chuan: Trần Đoàn
-          Huashan: Ngọn Hoa Sơn
-          Hồng quyền Taizu: Hồng quyền Thái Tổ